❤️ Hẹn hò miễn phí 🫦 Dễ dàng làm quen
❤️ Không ràng buộc 🫦 Tìm bạn ngắn hạn

Lịch sử tiền Polymer

Lịch sử tiền Polymer 1

Từ năm 1967, Ngân hàng Dự trữ Australia bắt đầu nghiên cứu, ứng dụng chất liệu polymer vào công nghệ in tiền. Năm 1988, Australia in thử nghiệm đồng tiền lưu niệm trên giấy nền polymer. Năm 1992, Australia chính thức phát hành đồng tiền polymer đầu tiên trên thế giới. Hơn một thập kỷ sau, tiền polymer được phát hành ở 18 nước, trong đó, Australia, New Zealand và Rumani hoàn toàn sử dụng tiền polymer thay cho tiền giấy truyền thống.[1]Theo thống kê trên thế giới hiện có 23/200 quốc gia sử dụng công nghệ in tiền polymer nhưng chính xác thì hiện chỉ có 2 nước sử dụng trọn bộ tiền polymer (Úc và New Zealand) và Việt Nam là nước thứ 3 dùng phổ biến.

Lịch sử tiền Polymer 2

Danh sách các nước dùng tiền polymer

Hiện trên thế giới đã có 23 nước lưu hành đồng tiền in trên chất liệu Polymer, trong đó có ba nước sử dụng toàn bộ tiền polymer trong hệ thống tiền tệ; một số nước dùng giấy polymer cho một số mệnh giá; 6 nước hiện đang thử nghiệm tiền polymer dưới hình thức tiền lưu niệm. Các nước đó gồm Australia, Thái Lan, New Zealand, Singapore, Brazil …

Cấu tạo đồng tiền polymer : Giấy nền polymer

Phim:

Trước tiên một chất nhựa tổng hợp đặc biệt có nguồn gốc từ dầu mỏ được làm nóng chảy và thổi vào đó luồng khí nén có áp suất lớn để tạo ra màng nhựa mỏng dạng bong bóng. Khi hút mạnh không khí ra, màng nhựa này sẽ đi qua thiết bị đặc chủng và được cán phẳng thành phim trong suốt, có độ đàn hồi và kích thước hợp lý.

Lịch sử tiền Polymer 3

Giấy nền

Tiếp theo, phim sẽ được in phủ bởi nhiều lớp hoá chất đặc biệt phù hợp với việc in tiền và tạo thành giấy nền polymer.

Phủ lớp mờ và vecni

Phủ lớp mờ chống “lộ chân” và in phủ véc-ni để bảo vệ lớp mực in trên đồng tiền trong quá trình lưu thông.

Quy trình in tiền polymer
Lúc phim được in phủ bởi nhiều lớp hoá chất đặc biệt phù hợp với việc in tiền và tạo thành giấy nền polymer thì đồng thời không những cài đặt các yếu tố bảo an tương tự như giấy in tiền truyền thống (hình bóng chìm, dây bảo hiểm…) mà còn tạo ra những cửa sổ trong suốt hai mặt (vùng không được in phủ), cho phép sử dụng công nghệ cao để cài đặt yếu tố hình ẩn, yếu tố chống giả đặc trưng của tiền polymer.

Đặc điểm kỹ thuật bảo an của giấy bạc 500.000 đồng mới
Những đặc điểm kỹ thuật bảo an của giấy bạc 500.000 đồng ở mặt trước tờ bạc:

Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969): Được in lõm tinh vi, khi vuốt nhẹ tay có thể cảm nhận được độ nổi của nét in.

Yếu tố hình ẩn: Tại cửa sổ nhỏ phía trên bên trái tờ giấy bạc có hình hoa sen cách điệu, nhìn thấy khi soi trước nguồn sáng đỏ như đèn dầu, nến, bóng đèn tròn.

Hình cửa sổ: Là yếu tố đặc trưng của giấy bạc Polymer, cửa sổ lớn hình bông hoa sen cách điệu nằm phía bên phải tờ giấy bạc có nền nhựa trong hai mặt, ở giữa có cụm số 500.000 đồng được dập nổi, nhìn thấy khi đưa nghiêng tờ giấy bạc.

Hình bóng chìm chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh: Chỉ nhìn thấy khi soi tờ bạc trước nguồn sáng.
Mực đổi màu: Hình chim phượng nằm phía dưới góc trái tờ bạc, được in bằng mực đặc biệt, sẽ đổi màu khi soi tờ bạc dưới các góc nhìn khác nhau.

Dây bảo hiểm: Khi soi tờ bạc trước nguồn sáng nhìn thấy một dây bảo hiểm chạy dọc tờ bạc có các dòng chữ “NHNNVN” lặp đi lặp lại và đảo chiều.

Hình định vị: Nằm ở góc trên bên phải tờ bạc gồm 4 hình tam giác (mỗi mặt có hai hình). Khi soi tờ bạc trước nguồn sáng 4 hình hợp lại tạo thành 1 hình vuông, giữa các hình có khe trắng đều nhau.

Yếu tố IRIODIN: Chỉ hiển thị ở mặt sau của tờ bạc, là một dải màu vàng lấp lánh chạy dọc ở mặt sau tờ bạc có dòng số 500.000 đồng, dễ nhận biết khi đưa nghiêng tờ bạc.

Cụm số nổi: Khi vuốt nhẹ tay lên các cụm số 500.000 đồng phía trên bên phải và phía dưới bên trái có thể cảm nhận được độ nổi của nét in.

Mực không màu phát quang “500.000”: Ở vị trí giữa tờ bạc có cụm số 500.000, nhìn thấy khi soi một tờ dưới ánh sáng đèn cực tím.

Dòng số sêry ngang màu đen: Kiểu số từ nhỏ đến lớn, phát quang màu xanh lơ khi soi dưới ánh đèn cực tím.

Dòng số sêry dọc màu đỏ: Kiểu số đều nhau, phát quang màu da cam khi soi dưới ánh đèn cực tím.
Mực màu hồng phát quang: Màu hồng xung quanh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh (mặt trước) và màu hồng sau phong cảnh (mặt sau) phát quang màu vàng khi soi dưới ánh đèn cực tím.

Mảng chữ siêu nhỏ (mặt trước): Được thiết kế bằng các dòng chữ “NHNNVN” lặp đi lặp lại, nhìn toàn bộ thấy 2 chữ VN rõ và đậm.

Những yếu tố nhận biết cho người khiếm thị gồm: 3 chấm hình vuông, 1 gạch dài nằm ở phía dưới góc trái tờ bạc và được in lõm tạo độ nổi cho người khiếm thị dùng tay để nhận biết.

Đặc điểm kỹ thuật bảo an của giấy bạc 50.000 đồng mới

Đặc điểm kỹ thuật bảo an của giấy bạc 50.000 đồng mới như sau:

Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969): Được in lõm, khi vuốt nhẹ tay cảm nhận được độ nổi của nét in.
Yếu tố hình ẩn: Tại cửa sổ nhỏ phía trên, bên trái tờ bạc có chữ Việt Nam đối xứng, nhìn thấy rõ khi soi trước nguồn sáng đỏ như đèn dầu, nến, bóng đèn tròn.
Hình cửa sổ: Là yếu tố đặc trưng của giấy bạc polymer, cửa sổ lượn hình mây cách điệu nằm phía bên phải tờ bạc là nền nhựa trong suốt hai mặt, ở giữa có cụm số 50.000 đồng được dập nổi, nhìn thấy khi chao nghiêng tờ bạc.

Hình bóng chìm chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh: Chỉ nhìn thấy khi soi tờ bạc trước nguồn sáng.

Chữ Việt Nam sáng trắng: Nằm ở vị trí dưới bóng chìm chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khi soi từ bạc trước nguồn sáng, sẽ nhìn thấy chữ Việt Nam sáng trắng.

Dây bảo hiểm: Khi soi tờ bạc trước nguồn sáng, nhìn thấy dây bảo hiểm ngắt quãng chạy dọc tờ bạc, có các cụm số 50.000 đồng lặp đi lặp lại.

Hình định vị: Nằm ở góc trên bên phải tờ bạc là hình hoa 8 cánh cách điệu. Khi soi tờ bạc trước nguồn sáng, hình hoa 8 cánh của mặt trước và mặt sau trùng khớp tạo những khe trắng đều nhau.

Hình ẩn nổi: Nằm ở phía dưới bên trái tờ bạc, được in nổi, khi đặt tờ bạc nằm ngang tầm mắt 180 độ thì sẽ thấy chữ Ngân Hàng nổi rõ.

Cụm sổ nổi: Khi vuốt nhẹ tay lên cụm số dọc 50.000 đồng phía trên bên phải và cụm số ngang phía dưới bên trái có thể cảm nhận được độ nổi của nét in.

Mực không màu phát quang “50000”: Ở vị trí giữa tờ bạc có cụm số 50000 đồng, nhìn thấy khi soi dưới ánh sáng đèn cực tím.

Dòng số sê-ri ngang màu đen: Kiểu số từ nhỏ đến lớn, phát quang màu xanh lơ khi soi dưới ánh sáng đèn cực tím

Dòng số sê-ri màu đỏ: Kiểu số đều nhau, phát quang màu da cam khi soi dưới ánh sáng đèn cực tím.

Mực màu vàng cam phát quang màu vàng: Màu vàng cam xung quang chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh (mặt trước) và màu vàng cam ở hình định vị (mặt sau) phát quang màu vàng khi soi dưới ánh sáng đèn cực tím.

Mảng chữ siêu nhỏ (mặt trước): được thiết kế bằng các dòng chữ “Ngân hàng nhà nước Việt Nam” lặp đi lặp lại, nằm phía dưới hàng số sê-ri đen bên phải, dùng kính lúp mới thấy rõ.

Yếu tố nhận biết cho người khiếm thị: Gồm 3 chấm hình quả trám nằm ở phía dưới góc trái tờ bạc, được in lõm, tạo độ nổi cho người khiếm thị dùng tay để nhận biết tờ bạc 50.000 đồng.

Đặc điểm kỹ thuật bảo an của giấy bạc 100.000 đồng mới

Có 16 đặc điểm kỹ thuật bảo an của giấy bạc 100.000 đồng

Chân dung Chủ tích Hồ Chí Minh (1890-1969): Được in lõm tinh vi, khi vuốt nhẹ tay cảm nhận được độ nổi của nét in.

Yếu tố hình ẩn: Tại cửa sổ nhỏ phía trên bên trái tờ bạc có hình hoa cúc cách điệu, nhìn thấy khi soi trước nguồn sáng đỏ như đèn dầu, nến, bóng đèn trong.

Hình cửa sổ: là yếu tố đặc trưng của giấy bạc Polymer, cửa sổ lớn hình tượng sách bút cách điệu nằm phía bên phải tời bạc có nền nhựa trong suốt hai mặt, ở giữa có cụm số 100.000 được dập nổi.

Hình bóng chìm chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh: Nằm ở góc trên bên trái tờ bạc, sẽ nhìn thấy rõ hơn khi soi tờ bạc trước nguồn sáng.

Mực đổi màu: Hình hoa văn nằm phía trên góc phải tờ bạc được in bằng mực đặc biệt, sẽ đổi màu khi soi tờ bạc dưới các góc nhìn khác nhau.

Hình hoa sen sáng trắng: Nằm ở vị trí dưới bóng chìm chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, sẽ nhìn thấy rõ hơn khi soi tờ bạc trước nguồn sáng.

Dây bảo hiểm: Khi soi tờ bạc trước nguồn sáng nhìn thấy một sợi dây bảo hiểm chạy dọc tờ bạc có các dòng chữ: “NHNNVN*100.000” lặp đi lặp lại và đảo chiều.

Hình định vị: Nằm ở góc trên bên phải tờ bạc là biểu tượng của Khuê Văn Các gồm 8 ô màu. Khi soi tờ bạc trước nguồn sáng, các ô màu của mặt trước và mặt sau trùng khớp tạo nên các khe trắng đều nhau.

Yếu tố IRIODIN: là một dải màu vàng lấp lánh như màu kim loại chạy dọc ở mặt trước tờ bạc có hình hoa cúc cách điệu, dễ nhìn thấy khi chao nghiêng tờ bạc.

Cụm số nổi: Khi vuốt nhẹ tay lên các cụm số 100.000 phía trên bên phải và phía dưới bên trái có thể cảm nhận được độ nổi của nét in.

Mực không màu phát quang “100000”: Ở vị trí giữa tờ bạc có cụm số 100000, nhìn thấy khi soi tờ bạc dưới ánh sáng đèn cực tím.

Dòng số sê-ri ngang màu đen: Kiểu số từ nhỏ đến lớn, phát quang màu xanh lơ khi soi dưới ánh sáng đèn cực tím.

Dòng số sê-ri dọc màu đỏ: Kiểu số từ nhỏ đến lớn, phát quang màu da cam khi soi dưới ánh sáng đèn cực tím.
Mực màu vàng phát quang màu vàng da cam: Màu vàng xung quanh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh (mặt trước) và màu vàng giữa phong cảnh (mặt sau) phát quang màu vàng cam khi soi dưới ánh sáng đèn cực tím.
Mảng chữ siêu nhỏ (mặt trước): Được thiết kế bằng các dòng chữ “NHNNVN” lặp đi lặp lại, nhìn toàn bộ thấy 2 chữ VN rõ và đậm.

Yếu tố nhận biết cho người khiếm thị: Gồm có 1 chấm hình vuông và 1 gạch dài nằm ở phía góc trái của tờ bạc, được in lõm tạo độ nổi cho người khiếm thị dùng tay để nhận biết tờ bạc 100.000 đồng
Sai sót trong thiết kế mẫu tiền polymer

Việc thiết kế mẫu tiền polymer có nhiều sai sót do người dân nhanh chóng phát hiện sau một thời gian ngắn tiền đưa vào lưu thông.

Có sự khác biệt thiếu dấu chấm phân cách hàng ngàn và hàng trăm trên tờ tiền polymer 10.000 đồng (in 10000 thay vì 10.000) . Ngân hàng Nhà nước giải thích là lỗi kỹ thuật khi thiết kế.

Đối với tờ tiền polymer mệnh giá 50.000 đồng, dưới chân dung Hồ Chí Minh có in thêm dòng chữ “Chủ tịch Hồ Chí Minh 1890-1969”, trong khi trên các tờ tiền polymer mệnh giá khác hoàn toàn không có thêm dòng chữ này dưới chân dung Hồ Chí Minh.

Trên tờ tiền polymer mệnh giá 100.000 đồng cũng vừa phát hiện một chi tiết khác biệt. Ở mặt trước của đồng tiền mặt có chân dung, phía bên trái dưới số 100.000 lớn có sáu vòng cung nhỏ, trong mỗi vòng cung có in các số cực nhỏ 100000*100000. Tuy nhiên, riêng ở vòng cung thứ nhất (ngay dưới số 1) lại in 100000*10000, nghĩa là thiếu một con số không (0) ở vòng cung thứ nhất và không nhất quán với các vòng cung còn lại.
Trên nhiều tờ tiền có mệnh giá 50.000, 100.000 và 200.000 đồng, các chữ số lớn đều có dấu chấm phân cách hàng ngàn và hàng trăm, trong khi các số in chìm và số trên cửa sổ trong suốt đều không có dấu chấm tương tự.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x